Hiện trạng mạng lưới chợ ở Việt Nam Chợ tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam, đến cuối năm 2010 cả nước có 8.528 chợ, trong đó tập trung tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội (411 chợ), Thanh Hóa (405), Nghệ An (380), An Giang (278), Thành phố Hồ Chí Minh (255), Thái Bình (233) và Đồng Tháp (228)[3].

Chợ loại I do tỉnh (thành phố) trực tiếp quản lý, chợ loại II do cấp quận/huyện quản lý và chợ loại III do xã/phường quản lý. Cả nước Việt Nam hiện có 224 chợ loại I, 907 chợ loại II và 7.397 chợ loại 3[3].

Những chợ loại I thường là chợ tổng hợp với quy mô lớn, là đầu mối bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Những tỉnh, thành phố tập trung nhiều chợ loại I là: Quảng Ninh (20), Thành phố Hồ Chí Minh (17), Hà Nội (13), Đồng Tháp (13) , An Giang (10)[3].

Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, người tiêu dùng có thêm lựa chọn mua hàng từ các siêu thịtrung tâm thương mại. Tuy nhiên, các chợ truyền thống vẫn đóng vai trò phục vụ rất lớn trong đời sống hàng ngày của người dân, nhất là tại vùng nông thôn, miền núi, vì sức mua thấp hơn các thành phố, trong khi hàng hóa cung cấp tại các chợ thường rẻ hơn do chi phí tổ chức và quản lý chợ cũng thấp hơn so với siêu thị và trung tâm thương mại. Những tỉnh chưa có mức đô thị hóa cao, rộng và đông dân vẫn có nhu cầu mua sắm từ các chợ quy mô nhỏ, do đó những tỉnh này tập trung nhiều chợ loại 3 nhất, như Thanh Hóa (363 chợ loại III), Nghệ An (354), An Giang (272), Phú Thọ (200), Hà Nội (331, với vùng nông thôn lớn sau khi mở rộng năm 2008)[3].

Liên quan